Trong 2 thập kỷ qua, Tổng chi nghiên cứu và phát triển (R&D) của Thái  Lan  nằm  trong  khoảng  0,25  –  0,6% GDP (tăng từ 0,36% GDP năm 2011 lên 0,63% năm 2015). Trong Kế hoạch phát triển KT – XH quốc gia mới, Chính phủ đặt ra các mục tiêu tham vọng trong chi NC&PT lần lượt ở mức 1,0%  và 1,5% GDP vào các năm 2018 và 2021.

 

Thái Lan đang thực hiện Kế hoạch cơ bản quốc gia 10 năm về khoa học và công nghệ (2012 – 2021). Kế hoạch này được thiết kế để cung cấp cơ chế làm phong phú thêm hệ thống đổi mới ở tất cả các cấp từ cấp quốc gia, khu vực và địa phương trong cả nước. Kế hoạch tổng thể quốc gia về khoa học, công nghệ và đổi mới Kế  hoạch  tổng  thế  quốc  gia  về  khoa  học,  công  nghệ  và  đổi  mới 2012  –  2021  nhằm  mục tiêu thống nhất các cam kết  khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong  các cơ quan công và tăng cường hợp tác với và giữa khu vực tư nhân, các viện nghiên cứu và hàn lâm. Kế hoạch được thiết kế để liên kết tri thức từ cấp cộng đồng cơ sở đến hợp tác quốc tế.

Để tạo  ra  một  hệ  thống  đổi  mới  phát  triển  mạnh,  các  văn  phòng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo hiện tại tập trung vào hợp tác giữa các tổ chức và quốc tế dựa trên nguồn nhân lực tri thức, cơ sở hạ tầng KH&CN đầy đủ và các yếu tố hỗ trợ khác. Kế hoạch Tổng thể tuyên bố rằng nguồn nhân lực tri thức và có kỹ năng cùng với cơ sở hạ tầng KH&CN đầy đủ và các yếu tố hỗ trợ rất quan trọng cho việc tạo ra một hệ thống đổi mới phát triển mạnh. Do đó, các chiến lược và biện pháp sau đây được vạch ra để phát triển những yếu tố quan trọng, dẫn đến các chương trình phát triển nguồn nhân lực: (1)  Cải  thiện  giáo  dục  khoa  học  thông  qua  việc  học  theo  vấn  đề cần thiết; (2) Cải thiện kỹ năng nghề thông qua việc học kết hợp với làm; (3) Tăng cường hợp tác giữa các trường đại học  – công nghiệp – viện nghiên cứu thông qua giáo dục hợp tác và nâng cao tính cơ động của các cá nhân đào tạo/nghiên cứu; (4)  Chương  trình  phát  triển  các  yếu  tố  cơ  sở  hạ  tầng/hỗ  trợ  như công  viên  khoa  học  vùng,  hỗ  trợ  công  nghệ  công  nghiệp,  ưu  đãi  về thuế và cung cấp tài chính cho đổi mới.

Khuyến khích đổi mới sáng tạo doanh nghiệp

Đầu tư cho R&D của khu vực doanh nghiệp Thái Lan tăng 360% trong  giai  đoạn  2008  –  2014  với  trọng  tâm  hướng  vào  lĩnh  vực  chế tạo.  Tuy  nhiên,  tỷ  trọng  chi  R&D  doanh  nghiệp  trong  GDP  của Thái Lan vẫn còn thấp xa so với các nước phát triển. Ưu đãi thuế và các phiếu (voucher) đổi mới sáng tạo là những công cụ chính sách quan trọng tài trợ cho R&D doanh nghiệp. Cải cách thuế gần đây nâng  mức giảm thuế tối đa đối với chi R&D và đổi mới sáng tạo từ 200% lên 300%.

Tương tự, Trung tâm Hỗ trợ R&D doanh nghiệp (CRDC-FC) hướng tới tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư cho R&D của các công ty tư nhân. Trung tâm được thành lập năm 2015 với sự hợp tác của Văn phòng Chính sách KHCN và đổi mới sáng tạo (STI Office). Các hoạt động chính của Trung tâm bao gồm i) phát triển nguồn nhân lực; ii) tiếp nhận và chuyển giao công nghệ; iii) quản lý  tài sản trí tuệ; iv) khai thác sự hỗ trợ và các sáng kiến của Chính phủ; và v) cung cấp không  gian, công cụ và phương tiện cho R&D để kích thích các công ty đa quốc gia đầu tư cho R&D. Năm 2016, loạt sự kiện “Thái Lan Khởi nghiệp 2016” được triển khai để tạo nguồn cảm hứng cho các doanh nhân mới từ các sinh viên đại học, cao đẳng đến các nông dân và những nhà điều hành doanh nghiệp. Chính phủ đã triển khai các quy định cho các startup với các sáng kiến thu  hút  doanh nhân và các nhà đầu tư trên toàn cầu. Chương trình mua sắm của Chính phủ ủng hộ sáng tạo địa phương là một sáng kiến khác để thúc đẩy đổi mới sáng tạo  trong khu vực doanh nghiệp địa phương. Bộ KH&CN đã xây dựng một hệ thống để đánh giá và thông qua các đề xuất thương mại hóa các sản phẩm địa phương.

Tăng cường quản trị chính sách và hệ thống đổi mới sáng tạo  

Cho đến gần đây, việc quản trị các chính sách khoa học và đổi mới sáng tạo bao gồm vô số cơ quan hành chính chồng chéo và không có sự phân định trách nhiệm rõ ràng (Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia (NRC), Ủy ban Chính sách Khoa học, Công nghệ và đổi mới sáng tạo Quốc gia, Viện nghiên  cứu KH&CN (TISTR), Cục Phát triển KH&CN Quốc gia (NSTDA,…). Do vậy, Chính phủ đã tiến  hành Chương trình Cải tổ Quản trị KHCN và đổi mới sáng tạo vào năm 2016 với 3 mục tiêu chính: i) xem xét lại hệ thống quản lý KHCN và đổi mới sáng tạo, và R&D; ii) đưa KHCN và đổi mới sáng tạo, và R&D vào kế hoạch phát triển quốc gia; iii) áp dụng hệ thống cấp ngân sách dựa trên lịch trình. Kết quả là Hội đồng Chính sách Nghiên cứu và đổi mới sáng tạo Quốc gia được thành lập tháng 10 năm 2016 như một cơ  quan  duy  nhất  đưa  ra  định  hướng  chính  sách  cho  nghiên  cứu  và đổi mới sáng tạo và việc triển khai chúng. Văn phòng KHCN và đổi mới sáng tạo và Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Thái Lan cùng chia sẻ vai trò thư ký của Hội đồng mới này.

Các lĩnh vực ưu tiên

Trong chiến lược Thailand 4.0, mười lĩnh vực công nghiệp “đặc trưng” (“S-Curve”) đã được xác định để tạo nên các nền tảng công nghiệp tương lai cho nền kinh tế dựa vào tri thức của Thái Lan. Theo thứ tự ưu tiên, các ngành công nghiệp thâm dụng kỹ năng thay thế cho các ngành thâm dụng lao động trước đó, nâng cao năng suất và sức cạnh tranh của đất nước. Sự tiếp cận công nghiệp đặc trưng bao gồm nâng cấp 5 ngành công nghiệp hiện hữu là ôtô, điện tử thông minh, y học và du lịch,  nông nghiệp và công nghệ sinh học, công nghiệp chế biến thực phẩm. Ngoài ra, 5 lĩnh vực công nghiệp mới sẽ được thúc đẩy để tạo ra “Đặc trưng mới” của Thái Lan gồm: i) người máy, ii) hàng không và hậu cần, iii) nhiên liệu sinh học và hóa sinh, iv) công nghiệp kỹ thuật số, v) y học. Thái Lan đã xây dựng các biện pháp thúc đẩy đầu tư và phát triển nguồn nhân lực để thúc đẩy sự phát triển của 10 lĩnh vực công nghiệp này.

Nâng cao kỹ năng và tổng thể nguồn nhân lực nói chung

Mặc dù trong hai thập niên qua, Chính phủ Thái Lan đã cải cách và nâng cao hệ thống giáo dục, tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục đại học trong GDP của Thái  Lan vẫn  thấp  so  với  các  nước  phát  triển. Tỷ  lệ  người trưởng thành có bằng đại học thấp và điểm khoa học thấp ở thiếu niên cho thấy Thái Lan cần xem xét lại công tác giáo dục để đáp ứng nhu cầu lao động KHCN có kỹ năng đang tăng cao.  Đồng thời nhu cầu nhân lực R&D trong khu vực tư nhân đã tăng 400% trong giai đoạn 2008 – 2014. Chính phủ hướng tới việc cải thiện nguồn nhân lực nói chung và kỹ năng thông qua các chính sách và chương trình cụ thể như  Chính  sách  Phát  triển  lực  lượng  lao  động  và Giáo  dục STEM, Chương trình Giáo dục kép, Chương trình Học kết hợp với làm việc và Chương trình Phát triển kỹ năng. Được Văn phòng KHCN và đổi mới sáng tạo quản lý, Chương trình Di chuyển nhân tài là một nền tảng quốc gia để điều phối và tăng tính di động của các nhân viên nghiên cứu giữa khu vực công và tư nhân. Từ khi bắt đầu năm 2013, Chương trình Di chuyển nhân tài đã hỗ trợ việc di chuyển 240 nhà nghiên cứu và 157 sinh viên, làm việc với 127 dự án và tổng cộng 111 công ty đã tham gia chương trình vào giữa năm 2016.

Cục Sáng tạo Quốc gia do Bộ KH&CN thành lập đã thúc đẩy văn hóa sáng tạo quốc gia và nâng cao nhận thức về tầm quan  trọng  của  đổi mới sáng tạo  ở  tất  cả các  cấp  trong  xã  hội  Thái  Lan.  Cục Sáng tạo quốc gia đã phát triển các chương trình quản lý đổi mới sáng tạo, nhằm phát  triển  hơn  nữa  việc  quản  lý  hệ  thống  ĐMST  trong  các  khu  vực giáo dục, công và tư nhân thông qua việc phối hợp với các cơ sở đại học. Ngoài ra, Văn phòng KHCN và đổi mới sáng tạo đã phát triển Chương trình Đại học Kinh doanh để tăng cường các kỹ năng kinh doanh của sinh viên tốt nghiệp với mục đích nâng cao năng lực doanh nghiệp của Thái Lan để tăng số lượng và  chất lượng startup. Tháng 9/2016, 30 trường đại học hàng đầu đã tham gia chương trình.

Liên Hệ Ngay Để Được Tư Vấn :

  • Địa chỉ:
  • Hotline:
  • Email:
  • Website:
  • Nguồn: